Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30
Một trong số những mong muốn chung của mọi người là việc sống mà không cần phải lo lắng về tiền.
Dù gì đi nữa nếu thiếu tiền hoặc không có tiền thì sẽ có nhiều khi phiền não, đôi khi sẽ trở nên khốn khổ. Nếu trong cuộc sống nhất thiết phải lựa chọn thời kỳ không có tiền thì nên chọn khi nào?
Dù sao thì không có tiền khi còn nhỏ là tốt nhất. Khi còn nhỏ dù mệt nhọc hay thiếu thốn thì cũng còn tốt hơn là giàu có, an nhàn khi có tuổi. Trong quá khứ dù vất vả thì hiện tại giàu có hơn, hiện tại dù có hơi vất vả thì tương lai thoải mái hơn.
Vậy thì cái thời gian tuổi già mà chúng ta phải chuẩn bị là bao lâu? Như ở đầu đề đã nói đến con số 30 năm có thể có cảm giác là hơi dài. Thực tế nếu bảo dự tính thời gian tuổi già cho mọi người xung quanh (từ sau khi về hưu đến lúc chết), thì đa số mọi người trả lời là 15-20 năm.
Sách hay khuyên đọc:
- Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 – Tập 2
- 7 Chiến Lược Thịnh Vượng Và Hạnh Phúc
- IQ Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục
Nếu thế thời gian tuổi già là trên dưới 30 năm. Bạn có nổi da gà không khi nghe người ta nói trải qua 30 năm làm việc và 30 năm tuổi già? Nếu suy nghĩ đơn giản, trải qua tuổi già, chi tiêu theo tiêu chuẩn hiện tại thì chỉ phải tiết kiệm 1 nửa thu nhập.
Cái đó cũng ngoại trừ những khoản chi phí như mua nhà cửa, nuôi dạy con cái… và là chi phí tích lũy được khi chỉ đơn thuần nghĩ đến tuổi già. Khi đã suy nghĩ 15 năm, việc chuẩn bị cho tuổi già đã biết trước sẽ không bất ngờ tiến đến như 1 bức tường khổng lồ phải không các bạn?
Như vậy là trên thực tế phần lớn mọi người đang nghĩ đến việc bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già từ tuổi 40. Ở trong những bài báo hoặc những cuốn sách phần lớn đều viết hẳn ra là: “sự chuẩn bị cho tuổi già = tuổi tứ tuần”. Tại sao lại như vậy? Không thể hiểu được vì sao lại thế.
Nguyên tắc cơ bản nhất của việc chuẩn bị cho tuổi già là “càng nhanh càng tốt”. Câu này được hiểu ngược lại là “càng muộn càng không tốt”. Nếu vậy thì việc công thức không được ưa chuộng được sử dụng liên tục có lẽ là do việc thỏa hiệp với độc giả. Phải đến độ tuổi 40 mọi người mới quan tâm đến hai từ “tuổi già” vì vậy điều đó được coi là phù hợp với họ.
Trong Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 các tác giả đã quả quyết phủ nhận sự thỏa hiệp này.