Cuộc đời của Mạnh Tử
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử).
Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng.
Thời niên thiếu, ông làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh).
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác.
Sách hay khuyên đọc:
Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử.
Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới”.
Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử – Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử.
Thư viện Sách Mới xin gửi đến bạn đọc bộ sách Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê.