Cuốn tiểu thuyết thứ ba của Lê Hồng Nguyên.
Ấn tượng đầu tiên khi đọc Con Hoang chính là những kiếp người bị giăng mắc trong những định kiến truyền đời đầy những phi lí, bất công, tàn nhẫn.
Khép lại 202 trang sách vui buồn cùng với các nhân vật, sẽ vương vấn lại trong ta cảm giác vừa khép lại một bài ca buồn, nỗi đau xé lòng, tiếng than da diết của người phụ nữ sau lũy tre làng với ham ước được sống, nhu cầu được yêu thương, quyền bình đẳng với chính mình.
Mỗi số phận trong cuốn tiểu thuyết là sự giày vò với những khát vọng ấy, là ham muốn giải tỏa bản năng của mình đang bị chôn kín, bị đày ải trong bức tường vô hình mà đáng sợ của cái gọi là định kiến, là dư luận xã hội.
Văn chương Lê Hồng Nguyên đẹp, buồn, nhưng chứa chan nỗi yêu thương da diết của một ngòi bút nữ. Thiên nhiên trong tiểu thuyết của chị cũng rất đẹp, sống động.
Và chắc chắn phải khởi thủy từ một tâm hồn lãng mạn tha thiết với cuộc đời chị mới có thể dành cho thiên nhiên những áng văn mềm mại và có sức gợi cảm như vậy.
“Lại đêm nữa, bà đơn phương vùi khát thèm bằng trắng đêm giã gạo. Những đêm trăng quê yên tĩnh trải rộng miên man dài. Những đêm giã gạo toát mồ hôi, gió vừa đủ lạnh thấm lỗ chân lông gời gợi.
Sách hay khuyên đọc:
Những đêm không chịu nổi, bà ôm chặt cái thân cối giã gạo, òa khóc cho hả lòng hả dạ, cho bớt tủi nhục cô đơn. Trong đêm, cái khúc gỗ nhãn làm thân cối giã gạo được bào nhẵn vuông tròn mịn màng hiển hiện như một thân thể đàn ông. Tại sao không cho bà được yêu thương, được ôm ấp, được giận hờn”.
Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc tiểu thuyết Con Hoang của tác giả Lê Hồng Nguyên.