Kinh Thánh Tân Ước
Kinh Thánh Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hi Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước).
Từ này được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là “Giao ước mới”.
Thuật ngữ “Tân Ước” lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.
Sách hay khuyên đọc:
Kinh Thánh Tân Ước được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn.
Bộ kinh điển Tân Ước lần đầu tiên được liệt kê bởi Anathasius, Giám mục thành Alexandria, vào năm 367, trong một bức thư gởi cho các giáo đoàn của ông tại Ai Cập.
Danh sách này ngày càng được chấp nhận rộng rãi cho đến khi có được sự đồng thuận tại công đồng lần thứ ba tại Carthage vào năm 397. Dù vậy, quyết định của công đồng này không phải là chung quyết. Vẫn còn tra vấn về thẩm quyền của một vài sách, đặc biệt là các sách Gia-cơ và Khải Huyền.
Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn bộ Kinh Thánh Tân Ước. Hãy chia sẻ bộ sách này đến bạn bè và đừng quên đăng ký email nhận thông báo sách mới hàng tuần.