Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới là cuốn sách cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
Bạn có bao giờ thắc mắc trước khi những thiết bị hiện đại bạn đang sử dụng hàng ngày như một điều tất nhiên, con người đã tìm tòi và khám phá ra cách định luật khoa học như thế nào không?
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới tóm tắt lại tất cả những phát kiến khoa học của văn minh nhân loại theo tiến trình thời gian, giúp chúng ta nắm bắt được những kiến thức tổng quát về sự hình thành và phát triển của một xã hội hiện đại như ngày nay.
Sách hay khuyên đọc:
Cuốn sách này như một kho tàng kiến thức giúp bạn trân trọng những gì đang có. Để có được một cuộc sống hiện đại với những tiện ích tối tân như ngày nay, biết bao nhiêu thế hệ các nhà khoa học, nhà phát minh phải làm việc vất vả, nghiên cứu và thí nghiệm hàng ngàn lần để cho ra đời những tiện ích phục vụ cuộc sống con người.
Nội dung cuốn sách
Phần I của Bộ sách: “Di sản phương Đông” được chia thành 3 tập:
1. Thiết lập nền văn minh và văn minh vùng Cận Đông
2. Văn minh Ấn Độ và các nước láng giềng
3. Văn minh Trung Hoa và Nhật Bản
Qua phần I – Di sản phương Đông, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ.
Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dâ tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn.
Mỗi chương, mỗi đoạn trong phần I – Di sản phương Đông có thể làm tổn thương vài người yêu nước hoặc chỉ giải khuây cho vài tâm hồn thiên về huyền học: người Do Thái theo Chính Thống giáo sẽ cần đến đức kiên nhẫn của tổ tiên để có thể tha thứ cho những trang viết về Yahveh; người Hindu có tinh thần siêu hình học sẽ than khóc tiếc thương cho những trang viết nguệch ngoạc về triết học Ấn Độ; còn các bậc hiền nhân Trung Quốc hoặc Nhật Bản sẽ mỉm cười khoan dung trước những đoạn trích dẫn ngắn ngủi lại không phù hợp từ kho tàng văn chương và triết học Viễn Đông.
Qua Phần I “Di sản phương Đông”, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ cổ đại hàng chục ngàn năm trước Công nguyên cho đến thời cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ.
Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dâ tất các đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn.
Chúng ta sẽ bất ngờ khi biết được rằng tám yếu tố thiết yếu để cấu tạo nên nền văn minh đều phát xuất từ phương Đông. Và chúng ta càng phục tầm nhìn lịch sử của tác giả, khi ông dự đoán được sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, và Thái Bình dương sẽ trở thành tiêu điểm cho cuộc “tranh bá đồ vương” của thế giới.
Hy vọng bản dịch này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương Đông, cội nguồn của minh triết, mà bao thế hệ qua, chúng ta vẫn thờ ơ, khi đối diện với nền văn minh duy lý phương Tây. Có thể lịch sử đã đi trọn vẹn một chu kỳ để đến giờ đây, một bậc thức giả phương Tây giúp chúng ta nhìn lại được những giá trị của mảnh đất quê hương.
Nếu bạn đang cầm trên tay tập sách này, thì có thể nói rằng bạn đang cầm trên tay một “mảnh ghép bất biến” của lịch sử. Nếu sưu tầm đầy đủ 11 Phần của cả Bộ sách này, thì có thể nói rằng bạn đọc đang chứa cả một “kho tàng lịch sử văn minh nhân loại” trong tủ sách nhà mình. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng lịch sử thì không. Chính vì thế, dù không thể tránh khỏi những khuyết thiếu nhất định, nhưng bộ sách này vẫn sẽ trường tồn về mặt giá trị và sống mãi theo thời gian.