Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí
Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí nó về tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam sau khi phải trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ.
Tuy nhiên sau 37 năm giành độc lập, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lãnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.
Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…
Sách hay khuyên đọc:
- Góc Nhìn Alan – Dành Tặng Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu
- Tay không gây dựng cơ đồ
- Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi
Nhưng bây giờ đã khác. Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai. Nhìn lại Việt nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu?
Đôi nét về Tiến sĩ Alan Phan
Cuốn sách Không Có Bữa Ăn Nào Miễn Phí của tác giả Alan Phan, một một nhà kinh doanh, giảng viên thỉnh giảng, nhà và viết sách báo nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Gia đình của Alan Phan sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, Sài Gòn. Được sinh ra trong một gia đình trung lưu, học ở trường Petrus Ký, được học bổng USAID và sang Mỹ năm 1963. Năm 1968, trở về nước và giảng dạy tại cao đẳng Phú Thọ (nay là Bách Khoa Sài Gòn).
Năm 1969, làm việc bán thời gian cho tập đoàn Eisenberg và sau đó kinh doanh riêng với các công ty Dona Foods, Foremost Dairies (Vinamilk ngày nay), Mekong Car,..Tổng nhân viên lên đến 18,000. Là một doanh nhân nổi danh ở miền Nam Việt Nam. Năm 1975, ông trở lại Mỹ bắt đầu lại cuộc đời mới sau biến cố 30/04.
Là nhà kinh doanh, ông bôn ba rất nhiều nước để làm ăn, trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nước dành đến 42 năm. Được ví như Fukuzawa Yukichi của Việt Nam, với mục đích khai phóng tư duy lệ thuộc. Ông cũng là người Việt đầu tiên đưa công ty Harcourt niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1997 và thị giá đạt 700 triệu USD năm 1999.